Nói về văn hóa và phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam thì không thể không nhắc đến truyền thống “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được thể hiện qua việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Chính vì thế, trong bất cứ một gia đình Việt nào cũng có một không gian thờ riêng, là nơi con cháu thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ đến ông bà. Có thể nói, bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam đã không còn là điều quá xa lạ.
Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên là gì? Theo quan niệm của người xưa, người âm cũng cần có nơi cư ngụ, sinh hoạt bình thường như người dương. Chính vì thế phòng thờ được xem là nơi nghỉ ngơi của người âm. Không những thế, mỗi vùng đất còn có các vị thần linh cai quản nếu không thì những vong vãn lai chiếm cư phần đất đó. Vì không muốn các vong vãn lai xâm chiếm sự an yên trong gia đình, nên nhiều gia đình lập phòng thờ, thờ phụng thần linh để họ cai quản, trông giữ nhà cửa.
Phòng thờ mang đến nhiều ý nghĩa, trong đó còn là nơi tưởng nhớ đến gia tiên. Tất nhiên, bàn thờ gia tiên không được xây dựng trong nhà không ngoài ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn, thể hiện tấm lòng hiếu thảo, lễ nghĩa của con cháu trong gia đình.
Cách bày trí bàn thờ gia tiên đúng cách
Mỗi vùng miền địa phương khách nhau, mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nên bàn thờ gia tiên miền trung, miền nam, miền bắc cũng vì thế mà không giống nhau hoàn toàn. Nhưng cơ bản, bàn thờ gia tiên được đặt ở nơi cao ráo và trang trọng nhất trong nhà. Đối với nhà một tầng thì thường sử dụng không gian chính giữa, đối với nhà cao tầng thì sử dụng tầng trên cùng.
Hướng thờ sẽ được lựa chọn kỹ càng và thường tùy thuộc vào mệnh của gia chủ. Cũng có một số phong tục chọn thờ theo hướng Nam. Nguồn gốc xuất phát từ đạo Phật, hướng Nam là hướng của bát nhã, trí tuệ, sự sáng tạo. Đặt bàn thờ theo hướng Nam mang ý nghĩa của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Một số gia đình chọn hướng Tây vì đây là hướng hòa hợp âm dương, giúp gia đình yên ổn, phát triển.
Bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam
Theo phong tục Việt Nam bàn thờ gia tiên gồm những gì?, trong nhà sẽ thường có các loại bàn thờ như: bàn thờ Phật, bàn thờ thần linh và gia tiên, bàn thờ ông Địa – Thần tài, bàn thiên,.., Ngoài ra, còn có thêm các bàn thờ Mẫu, ông Hoàng, bà Chúa, thần chủ đạo mẫu…
Tùy theo vị Phật mà gia chủ muốn thờ là Phật gì mà có hình ảnh của vị ấy. Thông thường thì bàn thờ Phật được đặt ở vị trí cao nhất trong gian thờ, chính giữa có bát hương. Hai phía bên cạnh lần lượt là bình hoa và trái cây, chung nước, đèn cầy. Một điều lưu ý khi cúng Phật là phải cúng đồ chay, không được dùng đồ mặn.
Bàn thờ thần linh
Thường thì bàn thờ thần linh được đặt chung với bàn thờ gia tiên. Bát hương thờ được đặt ở chính giữa và cao hơn hai bát hương còn lại. Cuối cùng, bài vị thờ thần được đặt ở phía sau.
Bát hương thờ Cửu Huyền thất tổ
Bàn thờ được dành để thờ cúng nội ngoại tôn thân – tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của bên nội và bên ngoại. Khi thờ cúng, không nên chia bàn thờ bên nội và bàn thờ bên ngoại. Người ta thường cho rằng thờ Cửu Huyền thất tổ là thờ 9 đời nội ngoại, nhưng thật ra, bát nhang này thờ tất cả 4 dòng nội ngoại.
Bát hương thờ Cửu Huyền thất tổ được đặt phía tay trái người lễ. Phía sau là bài vị hay ảnh thờ, phía trước là 3 chén nước, bên cạnh là bình hoa.
Bát nhang Bà Cô – ông Mãnh Tổ
Dùng để thờ những người chết trẻ chưa chồng hoặc chưa vợ nhiều kiếp của bên nội và bên ngoại. Ờ một vài đời, Bà Cô – ông Mãnh Tổ linh thiêng có thể phù hộ cho con cháu. Bát nhang Bà Cô – ông Mãnh Tổ được đặt phía tay phải người lễ. Phía trước cũng là 3 chén nước, bên cạnh là một bình hoa (bắt buộc là màu trắng để thể hiện sự thuần khiết khi chưa lập gia đình).
Đạo gia tiên theo phong tục Việt Nam đã là một loại tín ngưỡng cổ truyền, thể hiện giá trị đạo đức, nếp sống đẹp và nguyên tắc làm người. Đồng thời, chúng là một phần đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.