Nếu như bàn thờ gia tiên được nhắc đến là một vật không thể thiếu trong không gian thờ của văn hóa Việt thì bài vị thờ gia tiên cũng là một trong những vật quan trọng không kém. Theo phong tục tâm linh thì việc lựa chọn hay đặt bài vị bằng gỗ như thế nào cũng ảnh hưởng đến phong thủy, vận khí gia đình. Vì thế, đây cũng là việc quan trọng không kém so với việc lựa chọn một bàn thờ gia tiên.
Mẫu bài vị thờ gia tiên bằng gỗ
Bài vị bàn thờ gia tiên là một thẻ làm bằng gỗ hay bằng giấy, phía giữa được ghi tên họ, chức tước của người được thờ, kèm theo ảnh của hương linh (nếu có). Phía hai bên được ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của họ.
Nếu như không gian thờ, được xem là nơi trú ngụ, sinh hoạt của người đã khuất thì bài vị thờ gia tiên được xem là phương tiện để mỗi linh hồn đã khuất về ngự trị khi cúng bái, lễ lạt. Do đó, ngoài mang ý nghĩa tâm linh chúng còn là biểu trưng của lòng thương nhớ, sự hoài niệm của con cháu trong gia đình đối với người quá cố.
Việc để bài vị trên bàn thờ còn giúp khách viếng thăm nhà không phải lúng túng mỗi khi khấn hay triệu thỉnh vong linh. Tóm lại, sự xuất hiện của bài vị là biểu hiện cho mong muốn thần linh phù hộ cho gia đình bình an, mạnh khỏe, tránh khỏi những điều xui xẻo hay không mong muốn.
Hướng dẫn cách lập bài vị bằng gỗ chuẩn tâm linh
Việc lập bàn bài vị khá quan trọng vì vậy cần lập làm sao cho chuẩn, cho đúng để mang lại may mắn cho gia đình là điều mà gia chủ nào cũng mong muốn. Dưới đây là những nguyên tắc lập bài vị chuẩn được tổng hợp cần được lưu ý:
Kích thước
Kích thước của bài vị, long vị bằng gỗ được tổng hợp tử những con số đẹp, mang lại may mắn trong, tài lộc cho gia đình trong tâm linh. Những kích thước phổ biến có thể kể đến như:
- Cao 38cm x rộng 17cm: cung tốt mang ý nghĩa tài chí tiến bảo, thêm đinh tài vượng
- Cao 41cm x rộng 18cm: cung tốt, mang ý nghĩa tiến bao, thêm đinh, lợi ích
- Cao 61cm x rộng 18cm: cung tốt, mang ý nghĩa lợi ích, tài lộc, mang đến đại cát, tiến bảo.
Ngoài những cặp số này bạn có thể lập bài vị dựa theo tỉ lệ để tìm những cặp số tốt mang đến sự cân đối cho không gian thờ.
Chữ viết trên bài vị bằng gỗ
Chữ viết trên bài vị tuân theo nguyên tắc: tổng các chữ số chia hết cho 4, hoặc chia 4 còn dư 3 (không được chia dư 1 hay 2). Nếu theo cách đếm tuần tự: Quỷ – Khốc – Linh – Thính, chữ cuối của bài vị người nam phải rơi vào chữ Linh, của người nữ phải rơi vào chữ Thính.
Nguyên tắc trên thể hiện sự quan trọng trong vấn đề phong thủy và sự thành kính, kính cẩn của gia chủ trong việc chăm chút bài vị thờ.
Nội dung cần có trong một bài vị
Nội dung trên bài vị thờ được viết bằng chữ Hán Nôm theo thứ tự từ phải qua trái, từ trên xuống dưới. Chính giữa là họ tên và hai bên là vai vế hoặc năm sinh, năm mất của người được thờ.
Vai vế được ghi chú như sau: cha được viết là “hiến khảo”,ông nội phải viết là “tổ khảo”; bà cố viết là tằng “tổ tỷ”; ông sơ là cao “tổ khảo”. Tiếp theo thể hiện tước vị (nếu có), sau đó là họ tên của người được thờ bao gồm tên húy, tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy (nếu có)
Đặt bài vị bằng gỗ đúng cách tâm linh
Bài vị được đặt trên bàn thờ gia tiên, thường được đặt ở những nơi thông thoáng, vị trí trước nhà hay tiền đường. Nếu là nhà cao tầng, thì bài vị được đặt ở tầng cao nhất. Bài vị bằng gỗ có thể được đặt trong ngai thờ hoặc khám. Nếu là một người kỹ tính trong linh, gia chủ có thể chọn hướng để đặt bài vị sao cho hợp tuổi nhằm mang lại nhiều may mắn và thành công.
Với những kiến thức cơ bản về bài vị thờ bằng gỗ mít cũng như cách đặt, cách bài trí như thế nào cho đúng phong thủy, đúng tâm linh mang lại hiệu quả cao nhất. Điều bây giờ gia chủ cần là lựa chọn một nơi chuyên làm bài vị bằng gỗ uy tín để sắm ngay cho không gian thờ của mình.
Ý nghĩa của chữ bài vị cửu huyền thất tổ
“Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương”
(Ðại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng).
Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392), vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ “cửu huyền thất tổ” như sau:
“Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ”
Mặc dầu chúng tôi tìm trong các từ điển không thấy có chữ “huyền” nào có nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ này thường được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.
Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
Một vị Hoà thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “cửu huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “cửu huyền”.
Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ bài vị Cửu Huyền thất Tổ(viết bằng chữ Hán Nôm). Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ “hương linh” chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là “bàn linh”. Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ “Cửu Huyền” hoặc cả “Cửu Huyền Thất Tổ” chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng.
Mọi người tham khảo thêm Các mẫu bàn thờ đẹp
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.