Nghi thức thờ cúng theo phong tục tín ngưỡng Việt Nam rất đa dạng. Chính vì thế, vật dụng tâm linh cũng không phải là ít. Mỗi vật dụng thờ cúng đều biểu tượng cho một giá trị tâm linh khác nhau. Một trong số đó là bài vị cửu huyền thất tổ. Để tìm hiểu về vật dụng thờ này, đồ thờ Xuân Trang giới thiệu bài viết dưới đây.
Bài vị cửu huyền thất tổ là gì?
Trước tiên, nói đến “Cửu huyền” được tính từ bản thân mình làm mốc, trước chúng ta tính lên 3 thế hệ và sau chúng ta tính lên 4 thế hệ. Cụ thể: 9 đời (hay còn gọi là 9 thế hệ) được gọi tên như sau:
- Cao Tổ: Ông sơ
- Tằng tổ: Ông cố
- Tổ phụ: Ông nội
- Phụ: Cha
- Bản thân
- Tử: Con trai
- Tôn: Cháu nội
- Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
- Huyền tôn: Chít (cháu sơ)
Nói đến “Thất tổ” gồm có
- Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
- Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
- Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
- Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
- Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
- Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
- Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ
Hiện nay, còn khá ít gia đình thực hiện việc thờ cúng riêng “cửu huyền” và “thất tổ” thay vào đó, chúng được kết hợp trên chung một bàn thờ. Tuy mang đến sự thuận tiện, nhưng điều này cũng gây khó khăn đối với một số gia chủ vì không biết làm thế nào để đặt “cửu huyền” và “thất tổ” cho đúng. Vậy cần thực hiện nghi thức gì để đặt bài vị cửu huyền thất tổ lên bàn thờ gia tiên.
Có thể bạn quan tâm sản phẩm: Long vị bằng gỗ
Nghi thức đặt bài vị cửu huyền thất tổ
Để giúp cho gia chủ hiểu rõ hơn về nghi thức an bài vị cũng như cách an bài vị như thế nào cho đúng thì dưới đây là các bước cần chuẩn bị:
Đầu tiên, gia chủ cần chuẩn bị bài vị cửu huyền thất tổ. Có thể được mua ở cửa hàng đồ thờ uy tín hoặc thỉnh ở chùa nếu có điều kiện. Dùng giấy báo bọc kín mang về đặt ở nơi làm lễ an vị.
Tiếp theo cần sắp xếp bàn thờ sao cho bài vị thờ cửu huyền thất tổ sẽ thấp hơn tượng phật nếu chúng được thờ chung với tượng phật.
Để làm lễ an vị không thể thiếu lư hương, hoa quả, bình hoa, nước, hương, đèn cầy. Thời gian làm lễ được chọn là vào ngày đẹp trong tháng, thực hiện nghi lễ trong khung giờ Tỵ (từ 9h – 11h sáng).
Sau khi chọn được ngày làm lễ an vị, gia chủ lần lượt sắp xếp bàn thờ theo thứ tự: lư hương ở giữa, bình hoa bên phải, đĩa hoa quả bên trái, đổ nước sạch vào chén, pha bình trà nhỏ đặt phía trên, đốt đèn cầy.
Cuối cùng, trước khi khấn, gia chủ phải ăn mặc sạch sẽ, mở giấy bọc bài vị, dùng rượu lau sạch, vừa lau vừa khấn “án lam xóa ha” 9 lần. Sau đó, đặt bài vị vào lại vị trí trong cùng bàn thờ.
Đốt hương trầm trong lư hương, thắp đèn, đốt nhang đứng trang nghiêm trước bài vị, xá 3 xá sau đó đưa nhanh lên trán và khấn
“Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ……….
(Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại………………
Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.
Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.
(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.
Kính thỉnh. ”
Xá ba xá. Cắm nhang vào lư hương. Nhang trường cắm phía trước, các cây nhang nhỏ cắp phía sau (trong) tạo thành ba điểm rời nhau, có trật tự (không cắm loạn xạ, bừa bãi).
Thay chun nước lạnh bằng nước trà.
Quỳ xuống, lạy bốn lạy. Đứng dậy xá ba xá.
Ý nghĩa của bài vị cửu huyền thất tổ
Việc thờ cúng 3 thế hệ trên nhằm ghi nhớ công lao sinh thành của chúng ta, đúng như phong tục “uống nước nhớ nguồn” theo đó cũng nhắc nhớ mỗi người sống và làm những điều phước thiện, tin sâu luật nhân quả.
Thêm vào đó, việc thờ cửu huyền thất tổ còn thể hiện được tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Cầu mong các bậc gia tiên phù hộ cho con cháu được nhiều may mắn, sức khỏe và tài lộc.
Mọi người tham khảo thêm Các mẫu bàn thờ đẹp
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.