Một không gian thờ đầy đủ ngoài bàn thờ gia tiên thì không thể không nhắc đến bát hương, tam cấp, đôi chân nến, lục bình, đèn thờ, bộ đài đẩu cây nến,…Chúng đều là những vật phẩm quan trọng được sắp xếp có thứ tự, mang ý nghĩa linh thiêng trên bàn thờ. Cùng tìm hiểu về bộ đài đẩu cây nến được làm bằng gỗ, chúng có ý nghĩa như thế nào trên bàn thờ.
Bộ đài đẩu cây nến bằng gỗ
Trong không gian thờ hiện đại thường sẽ ít thấy loại đài đẩy cây nến này, thay vào đó là bộ chén nước bằng sứ được đặt sau bát hương, Tuy nhiên, trong nhiều không gian truyền thống, người ta sử dụng bộ đài đẩu cây nến bằng gỗ như một nét đẹp truyền thống và cũng mang ý nghĩa tâm linh không hề kém.
Bộ đài đẩu cây nến được biết đến gồm 5 đài có nắp, trên nắp có núm để cầm được. Hai đài lớn dùng để đựng chén nhỏ chứa rượu, ba đài nhỏ dùng để đựng chén nhỏ chứa nước, gạo, muối hay trà tùy theo phong tục của từng miền.
Chúng thường được sử dụng trong những ngày có lễ, đối với những ngày thường chúng được đậy lại để tránh bụi bẩn khi không dùng tới. Đài thờ được đặt ngay trước bát hương.
Chất liệu làm nên bộ đài đẩu cây nến bằng gỗ
Các chất liệu gỗ thông thường được dùng bao gồm gỗ Mít, gỗ Gụ, gỗ Dổi, Gỗ Hương, Gỗ Vàng Tâm,…Được làm bằng chất liệu gỗ khác nhau, chúng có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm gỗ.
Ví dụ, nếu được làm từ gỗ Mít chúng có màu vàng tươi đặc trưng, nếu để một thời gian sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm. Hoặc nếu được làm bằng gỗ Hương sẽ có màu đỏ sẫm và vân gỗ đặc trưng không lẫn đi đâu được, tuổi thọ cũng cao hơn và đặc biệt gỗ Hương có mùi thơm gỗ khiến nhiều người ấn tượng.
Sau khi được chạm khắc bằng loại gỗ như trên, để bảo quản bộ đài đẩu cây nến bằng gỗ trong thời gian lâu hơn cũng như tăng tính thẩm mĩ. Người ta phủ lên chúng các loại nước sơn phù hợp với yêu cầu, đặc điểm cũng như bài trí của không gian thờ. Các cách sơn phổ biến có thể kể đến như: sơn son thếp vàng, bạc phủ hoàng kim hoặc sơn giả cổ.
Sơn son thếp vàng được chọn để trưng bày trên các bàn thờ ô xa dát vàng, có kích thước lớn không gian sang trọng. Đối với bộ đài đẩu cây nến bằng gỗ sơn giả cổ thì ứng dụng rộng hơn, có thể kết hợp với nhiều loại bàn thờ vì màu sắc của chúng khá hài hòa.
Bày trí bộ đài đẩu cây nến bằng gỗ như thế nào?
Bộ đài đẩu cây nến thường chiếm nhiều diện tích và khá cầu kỳ vì vậy chúng thường được sử dụng cho không gian thờ tương xứng. Xuất hiện cùng với bộ đài, thông thường gia chủ cũng sắm cho không gian thờ những vật dụng kèm theo như sau:
Đôi chân nến: Dùng để đặt nến thắp sáng, mang lại ánh sáng cho bàn thờ và dùng để giữ lửa châm hương. Chúng được đặt cạnh hai bên đỉnh thờ và sau bát hương. Ý nghĩa đôi chân nến tượng trưng cho nhật nguyệt, sự luân chuyển ngày đêm là nguồn gốc của sự sống, sinh sôi nảy nở.
Đôi Hạc thờ: Hạc được biết đến là loài vật linh thiêng, là tượng trưng cho sự trường thọ, khát vọng trường tồn. Hạc thờ được tạo hình đứng trên mai rùa với ý nghĩa là biểu tượng của sự kết hợp giữa trời đất, âm dương. Chúng thường được đặt cạnh hai bên đôi chân nến.
Đèn thờ: là biểu trưng cho tâm luôn sáng trong của con cháu. Người xưa quan niệm rằng, mỗi ngọn đèn là mỗi linh hồn người chết được trú ngụ ở đấy, đèn luôn sáng là biểu trưng cho cái tâm luôn sáng của con cháu. Chính vì thế đèn thờ luôn được thắp sáng kể cả khi không có dịp lễ, hay cúng bái. Vị trí của đèn thờ thường được đặt ở vị trí bên trong đối xứng hai bên bàn thờ.
Ống đựng hương: được sắp xếp ở vị trí hai bên ngoài của ban thờ,dùng để đựng hương đốt vào những ngày tuần nhật,lễ tết dâng lên tổ tiên.
Sự kết hợp giữa bộ đài đẩu cây nến làm bằng gỗ và các vật dụng tâm linh khác là sự kết hợp không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là là biểu hiện của sự chân thành, chỉnh chu trong tín ngưỡng tâm linh, là lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Mọi người tham khảo thêm Các mẫu bàn thờ đẹp
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.