Trong văn hóa tâm linh người Việt, không gian thờ được xem là trang trọng và đầy đủ thì không thể thiếu bàn thờ gia tiên, kèm theo bộ ngũ sự để đầy đủ lễ và đầy đủ nghi thức thờ. Với sự phát triển hiện đại ngày nay, bộ ngũ sự được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau: bộ ngũ sự bằng đồng, bộ ngũ sự bằng gỗ mít, bộ ngũ sự mạ vàng,…Tuy nhiên xuất hiện lâu đời nhất và mang ý nghĩa tín ngưỡng nhất vẫn là những bộ ngũ sự làm bằng gỗ.
Bộ ngũ sự là gì? Bộ ngũ sự bằng gỗ mít gồm những gì?
Bộ ngũ sự được dân gian gọi bằng cái tên thông dụng là bộ đồ thờ, gồm có 5 món (1 đỉnh, 2 con hạc và 2 chân nến). Mỗi đồ vật được chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ, có các họa tiết và hoa văn khác nhau để tạo sự riêng biệt.
Đi vào phân tích chi tiết bộ ngũ sự bằng gỗ mít, hiểu được đặc điểm của từng biểu tượng, ta mới càng thêm hiểu về nét đẹp văn hóa Việt, càng có cái nhìn tổng quan hơn về văn hóa, tín ngưỡng của cha ông ta.
Ý nghĩa của bộ ngũ sự bằng gỗ mít
Tại sao bộ ngũ sự được sử dụng trong không gian thờ như một điều không thể thiếu? Ý nghĩa của chúng là gì và chúng có thật sự quan trọng? Bộ ngũ sự gồm có 5 món đồ, mỗi một trong số chúng đều mang một ý nghĩa riêng trong tâm linh.
Lư hương
Được nhắc đến đầu tiên trong bộ ngũ sự bằng gỗ mít là lư hương. Tùy theo bàn tay chạm khắc của nghệ nhân mà lư hương được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ tùy theo bộ. Một trong những thiết kế phổ biến của lư hương có phần dưới được trụ bởi ba chân đứng vững chãi, phần bụng phình ra hình bầu dục, phía trên là nắp.
Ở phần bụng lư hương thường có các Hán tự như “Phúc Lộc Thọ” được viết nhằm tăng sự may mắn, mong muốn hòa thuận, hạnh phúc, bình an. Nắp lư hương được thiết kế hình ảnh con nghê. Con nghê là hình ảnh biến thể từ sư tử và chó giữ. Vì thế, nó được xem là một loài vật canh nhà, mong muốn gia đình được bảo vệ. Sự cao quý và linh thiêng của lư hương còn nằm ở hình ảnh mao rồng tai mây ôm lấy phần bụng đỉnh, một hình ảnh thật sự đẹp!
Hai chân nến
Tiếp đến trong danh sách 5 món đồ của bộ ngũ sự bằng gỗ mít là cặp chân nến. Chân nến được thiết kế sao cho có phần chân đế loe ra, ở giữa là bát nến, miệng rộng để đặt nến cốc hoặc cắm nến cây. Kích thước của hai chân nến phụ thuộc vào kích thước của lư hương và bàn thờ để tạo nên sự hài hòa.
Hai chân nến dùng để thắp sáng, bao gồm một bên phải tượng trưng cho hành âm (mặt trăng), một bên trái tượng trưng cho hành dương (mặt trời). Sự hòa thuận giữa âm dương mang đến sự sinh sôi nảy nở, nhiều may mắn, nhiều tài lộc cho gia chủ.
Đôi hạc trên lưng rùa
Từ xa xưa, hạc được biết đến như là một loài chim quý, thường xuyên xuất hiện bên các vị thần, tiên. Hạc cũng được biết đến là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ, trường tồn và may mắn. Trong khi đó, rùa không chỉ là biểu tượng của sự trường thọ mà còn là sự bảo vệ, chở che, tin tường. Trong phong thủy, rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Hạc đứng trên lưng rùa là sự kết hợp, gắn bó giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.
Cách bày trí bộ ngũ sự bằng gỗ mít trên bàn thờ
Vị trí sắp xếp bộ ngũ sự bằng gỗ mít được bố trí như sau: lư hương được đặt chính giữa, lùi về phía sau. Đôi hạc được bày hai bên cạnh đỉnh thờ, đôi chân nến được đặt hai bên bàn thờ, cạnh hai con hạc.
Ngoài bộ ngũ sự, trên bàn thờ gia tiên còn được đặt nhiều các vật dụng thờ khác tùy theo không gian thờ và điều kiện kinh tế của gia chủ. Phía trước lư hương còn có bát hương (thường là 1-3 bát), mâm đồng,…Ngoài ra, gia chủ có thể đặt một đôi, hoặc một chiếc lọ như hoa, đèn thờ, ống hương, chóe thờ,…hoặc các vật dụng khác như ngai, chén, đựng rượu thờ, …để đầy đủ lễ.
Mọi người tham khảo thêm Các mẫu bàn thờ đẹp
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.