Động chúa sơn trang bằng gỗ Phong tục thờ cúng đã xuất hiện từ xa xưa trong truyền thống dân tộc ta. Truyền thống tốt đẹp này được kế thừa và phát huy từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, hệ thống thần thờ trong dân gian không phải ít, để hiểu hết về các đạo cũng như các nhân vật thờ cần phải mất thời gian dài. Hôm nay, cùng tìm hiểu về động chúa Sơn Trang để xem vật phẩm thờ này có gì đặc biệt nhé!
Vài nét về động chúa Sơn Trang
Động Chúa Sơn Trang hay còn gọi là Cung Sơn Trang được mô tả là một động đá, nơi có Chúa Sơn Trang và các cô Sơn Trang Ngự.
Tìm hiểu sâu xa hơn về nguồn gốc tượng, tục thờ Sơn Trang đã xuất hiện cách đây khá lâu trong dân gian. Ước tính thời gian xuất hiện tục thờ này vào khoảng 2.000 năm trước. Trong khi đó, đạo Mẫu thuộc hệ thống thờ Tứ Phủ xuất hiện cách đây khoảng 600 năm. Từ khi có sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Thời gian thịnh hành, xuất hiện của tục thờ Sơn Trang lâu đời hơn so với tục thờ Tứ Phủ. Vậy tục thờ Sơn Trang ban đầu bắt nguồn từ tục thờ Mẹ rừng, có nguồn gốc lâu đời hơn Tứ Phủ trong đạo Mẫu và hai đạo này khác nhau.
Tại sao động chúa Sơn Trang lại được thờ chung với Tứ Phủ
Nếu như Cung Sơn Trang khác với tục thờ Tứ Phủ thì tại sao trong nhiều không gian thờ, chúng vẫn được đặt chung với nhau. Việc này bắt nguồn từ truyền thuyết được cho rằng:
Khi xuất hiện Mẫu Liễu Hạnh, triều đình nhà Lê đã phong Chúa Sơn Trang là Lê Mại Đại Vương. Từ đó Ngài được biết đến là Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Tứ Phủ của đạo Mẫu. Ngài đứng thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu, có thể thấy tín ngưỡng thờ Tứ Phủ được kết hợp hài hòa giữa việc thờ phụng Mẫu Liễu Hạnh và thờ chúa Sơn Trang.
Hình tượng Động Chúa Sơn Trang trông như thế nào
Động được khắc họa, miêu tả cảnh rừng cây hoa lá, cùng với 12 cô Sơn Trang. Ở chính giữa là vị trí của bà Chúa Sơn Trang. Bà được xem là Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Tứ Phủ, chính vì vậy khắc họa động của bà mô tả cảnh rừng núi được xem là hợp lý.
Ngự tại cung Sơn Trang là vị trí của Tam Tòa Sơn Trang bao gồm:
– Sơn Trang Đệ Nhất: Công Chúa Lê Mại Đại Vương
– Sơn Trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư Bình La Công Chúa
– Sơn Trang Đệ Tam: Sơn Trang Đệ Tam là Diệu Nghĩa Thiền sư Quế Hoa Công Chúa.
Đây là ba Chúa Sơn Trang được xem là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn, xuất hiện tại thời Vua Hùng. Bởi vì Mẫu Thượng Ngàn La Bình Công Chúa tại đền Bắc Lệ Chính, tại Đền Suối Mỡ chính là Quế Hoa Công Chúa, còn tại là đền Đuông Cuông là Lê Ma Đại Vương Công Chúa.
Bà Chúa Sơn Trang sẽ cai quản tam thập lục động, thập nhị tiên nàng, bát bộ sơn trang. Động Chúa Sơn Trang chia thành 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn Man Di Thổ Tộc. Cho nên, đây được gọi là tam thập lục động lâm sơn trang gồm có: 82 cửa rừng, 72 cửa biển, 8 tướng trai được gọi là bát bộ sơn trang và 12 tướng gái được gọi là thập nhị bộ tiên nàng.
Thập nhị cô Sơn Trang là 12 thánh cô đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Tên hiệu của các cô lần lượt là: Cô Cả Núi Dùm; Cô Đôi Bắc Lệ; Cô Bơ Thượng Ngàn, Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Đồng Tiền, Cô Sáu Đồi Ngang, Cô Tám Thượng Ngàn, Cô Chín thượng ngàn, Cô Mười Suối Ngang, Cô Mười Một Đồng Nhân, Cô Mười Hai Thượng Ngàn. Có ý kiến cho rằng 12 cô sơn trang không phải là các cô trong Tứ Phủ Thánh Cô.
Cùng với đó 8 tướng trai các ngài Bát Bộ Sơn Trang bao gồm: Theo tương truyền Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được ông Đỗ Đống, Ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương, sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý, Trần, Lê. Nhân dân ta gọi là 8 tướng sơn trang, Cai quản Các Lũng, Các Nương Núi Rừng, gồm: Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trường, Đỗ Cường, Đỗ Dũng.
Mọi người tham khảo thêm các tượng nhà mẫu:
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.