Động ngũ hổ bằng gỗ Trong Đạo Mẫu, ngoài hệ thống tượng thờ để ghi nhớ công ơn của các vị thần cứu giúp chúng sinh thì còn có hệ thống tượng quan binh của nhà thánh, có nhiệm vụ trấn giữ các phương. Động Ngũ Hổ một trong những trong những vị quan binh của nhà thánh được thờ ở hạ ban. Để hiểu rõ hơn về Động Ngũ Hổ thì cũng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Vài nét về Động Ngũ Hổ
Động Ngũ Hổ là Ban Thờ Ngũ Hổ được bài trí giống với một hang động lớn. Khắc họa sinh động với ngoại hình là những phiến đá nhấp nhô, hình dáng núi sinh động, tỏa vẻ huyền bí. Động là nơi ngự trị của Thần Hổ được khắc họa hình tượng.
Trong động có 5 vị thần Hổ màu sắc khác nhau, cai quản những phương khác nhau. Các màu sắc của Thần Hổ và vùng cai quản của các vị lần lượt là:
– Hoàng Hổ: là Ông hổ màu vàng ở vị trí trung tâm trong động, trấn phương trung tâm (địa khu)
– Hắc Hổ: là ông Hổ màu đen trấn Phương Bắc (đây là vùng Thủy khu)
– Bạch Hổ: là ông Hổ màu trắng, trấn phương Tây (Kim khu)
– Xích Hổ: là ông Hổ màu đỏ có nhiệm vụ trấn ở phương Nam. Đây là vùng Hỏa khu.
– Thanh Hổ: là ông Hổ màu xanh trấn ở phương Đông hay còn được gọi là Mộc khu.
Nếu để ý kỹ, hình tượng Ngũ Hổ tương ứng với quy luật Ngũ Hành tương sinh tương khắc và mỗi khu trấn cũng như màu sắc của các ngài Hổ tượng trưng cho các hành.
Thờ Động Ngũ Hổ như thế nào cho đúng?
Khi thờ các Ngài Hổ cần phải lưu ý sắp xếp vị trí các Ngài như thế nào cho đúng. Như đã nói trên, mỗi ngài Hổ có một màu sắc và tượng trưng cho ngũ hành nên khi sắp xếp cũng phải tuân theo quy luật trên.
– Hoàng Hổ màu vàng tương ứng với hành Thổ được xếp ở vị trí ở giữa chính điện.
– Thanh Hổ màu xanh tượng trưng cho hành Mộc ứng với vị trí Phương Đông, tức là bên trái Ngài Hoàng Hổ.
– Xích Hổ màu đỏ tương ứng với hành Hỏa, trấn ở Phương Bắc được xếp ở phía bên tay phải Ngài Hoàng Hổ
– Bạch Hổ màu trắng tượng trưng hành Kim, có thế nằm phía dưới tượng Ngài Xích Hổ.
– Hắc Hổ màu đen tượng trưng cho hành Thủy, Ngài nằm phía dưới tượng Thanh Hổ.
Ở nhiều điện thờ tư nhân thì việc tuân thủ quy tắc trên rất chặt chẽ. Đối với những người có căn số nặng nếu mở phủ mở điện cần bố trí giống như trên cửa điện mẫu và bắt buộc phải có ban ngũ hổ.
Hình tượng ngũ Hổ ngoài sắp xếp đúng vị trí các hành thì còn đa dạng trong bố cục sắp xếp. Bố cục được sắp xếp cân đối, con thì đứng, con thì ngồi, con thì cưỡi mây lướt gió,…đủ tư thế sinh động. Chính vì vậy khi nhìn Động Ngũ Hổ, người xem cảm nhận được sức mạnh cùng sức sống mãnh liệt toát lên từ chúa sơn lâm
Ý nghĩa của hình tượng Động Ngũ Hổ
Đầu tiên, nói về hình tượng Hổ là hình ảnh nhiều ý nghĩa. Người ta thường ví Hổ như chúa tể rừng xanh. Hình tượng Ngài Hổ là biểu hiện cho sức mạnh, sự linh thiêng, có thể diệt trừ tà ma, trấn giữ các phương và là thần linh canh ở cửa các ngôi đền. Chính vì vậy, người ta lấy hình tượng Hổ để dùng trong đạo Mẫu, trở thành quan binh của nhà thánh.
Tiếp theo, hình tượng Ngũ Hổ biểu hiện có sức mạnh toàn năng, có thể cứu độ, giúp đời, trấn yên bản điện. Có thể nói đây là bộ hạ đắc lực của các Thánh Mẫu trong việc trừ tà ma, ngoại đạo.
Tín ngưỡng thờ mẫu tam, tứ phủ là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của người Việt, không chỉ hướng niềm tin của con người vào thế giới sau khi chết, mà còn hướng đến thế giới hiện tại, sức khỏe, tiền tài, quan lộc thông qua việc cầu khẩn đấng vô hình.
Có thể nói, việc phụng thờ thần hổ không phát triển độc lập mà tồn tại song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẫu. Sự hiện diện của Động Ngũ Hổ trong điện mẫu đã khẳng định uy quyền, sức mạnh của các vị thần tự nhiên trong hệ thống bách thần của người Việt. Hổ đã đi vào tâm thức dân gian với sự cung kính, tôn sùng bởi quyền năng trừ tà, ban phát tài lộc, công danh cho mọi người.
Mọi người tham khảo thêm các tượng nhà mẫu:
- Tượng trần triều đại vượng
- Tượng quan lớn đệ tam
- Tượng ông hoàng mười
- Tượng cô chín
- Tượng ông hoàng bơ
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.