Trên thị trường có đa dạng các dòng sập thờ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng chất liệu nào là tốt nhất, thường được dùng nhất? Không gian thờ là nơi linh thiêng, cũng là nơi để con cháu thể hiện tình yêu thương đối với tổ tiên. Chính vì thế, một chiếc sập thờ được chọn lựa kỹ càng, chắc chắn sẽ là sập thờ gỗ gụ.
Gỗ gụ dùng làm sập thờ là gỗ gì?
Gỗ gụ là nguyên liệu chính trong sản xuất đồ thờ, các vật phẩm thờ cúng nói riêng và đồ nội thất mỹ nghệ nói chung. Chúng là loại thực vật thân gỗ lớn thuộc dòng họ đậu, mang tính kinh tế cao và được săn lùng, tìm kiếm.
Chúng thuộc dòng thân gỗ lớn, cao khoảng từ 20-30m. Chất lượng gỗ tốt, thân thẳng dài, ít nhánh nến được chuộng để làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp như: sập thờ gỗ gụ, bàn thờ án gian, bàn thờ ô xa,…
Bởi vì mang giá trị kinh tế cao và được đánh giá là dòng gỗ tốt nên chúng được xếp vào danh sách gỗ quý hiếm để tránh bị khai thác quá nhiều. Cây gỗ gụ có thớ thẳng, vân gỗ lại mịn và đẹp, hình dáng như hoa, đa dạng và nhìn rất thích mắt. Để nhận biết gỗ gụ bằng mắt thì loài gỗ này có màu trắng hoặc vàng nhạt, nếu để lâu thì chuyển sang màu nâu sẫm. Nếu nhận biết gỗ gụ bằng thính giác, ta có thể đưa chúng lên ngửi, nếu thấy có mùi chua đặc trưng và không hăng thì chính xác là gỗ gụ.
Sập thờ gỗ gụ được thiết kế như thế nào?
Nói về thiết kế của sập thờ gỗ gụ nói riêng và bàn thờ gia tiên nói chung thì không thể tóm tắt trong ngôn từ được. Chúng thường là thành quả của sự kiên trì, tỉ mỉ, và chạm khắc tinh tế của nhiều nghệ nhân.
Sập thờ thường có kích thước chỉ lớn hơn chiếc giường đôi một chút, phần thân thấp hơn phần đế. Thiết kế nổi bật được dùng nhiều nhất trong sập thờ là hình ảnh đầu rồng. Cụ thể, hình ảnh đầu rồng được xuất hiện chính giữa. Phần mặt sau của sập được chạm nổi một hàng hoa chanh 4 cánh đơn. Phần dưới thiết kế một gờ giật cấp để mở rộng kích thước sập, chúng có dạng hình vuông sắc cạnh. Phần giật cấp hai được mở rộng bằng một mặt cong hình lợi châu.
Ở mặt trước sập thờ gỗ gụ, hình chạm khắc chủ yếu là vân xoắn đao mác và đầu rồng. Nét chạm phần bụng khá sâu, được tạo hình như một chân quỳ dạ cá. Mặt sau có tâm chính là hình bông hoa cách điệu, thể hiện một hình chân quỳ dạ cá nhưng phần bụng nông, được trang trí nhiều hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của sập thờ gỗ gụ
Vì là loại gỗ quý hiếm, cao cấp nên việc dùng sập thờ được chạm khắc từ gỗ gụ là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, một sản phẩm được chế tác sẽ có hai mặt, ưu điểm và nhược điểm của chúng. Sập thờ gỗ gụ cũng không ngoại lệ. Trong sản phẩm có tồn tại một số mặt thuận lợi cũng như nhược điểm cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
Mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho chiếc sập thờ
Vân gỗ của gỗ gụ thường là đường vân thẳng, màu sắc lại đẹp mắt
Gỗ gụ có đường kính thân cây lớn (0.6m – 0.8m, nếu cây phát triển thì hơn 1m), điều này thuận tiện cho việc thiết kế, tạo kiểu cho sập thờ
Sản phẩm được làm từ gỗ Gụ dễ dàng đánh bóng, có khả năng chống nước, chịu ngoại lực tốt, ít cong vênh khi đẽo đục, khả năng chống mối mọt tự nhiên cao nên thời gian bảo quản và tuổi thọ vô cùng bền, có thể lên đến vài trăm tuổi.
Nhược điểm
Cũng vì là nguồn gỗ quý hiếm, thời gian sinh trường chậm nên là nguồn vật liệu khan hiếm, ít nguồn cung, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Sập thờ gỗ Gụ có giá thành tương đối cao vì giá thành gỗ Gụ đầu vào cũng mang nhiều chi phí.
Hiện nay, sản lượng cây gỗ Gụ ở Việt Nam không còn nhiều như trước, chủ yếu được nhập khẩu ở Lào để sản xuất nên thời gian chờ hàng có thể lâu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sập thờ gỗ Gụ lên cao.
Mọi người tham khảo thêm Các mẫu bàn thờ đẹp
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.