Gian thờ chúa Sơn Trang là một trong những điều nhiều người theo tín ngưỡng tôn giáo quan tâm. Có nhiều người cho rằng bộ tượng này nằm trong hệ thống Tứ Phủ. Nếu như có quá nhiều điều chưa biết về chư Thánh, đặc biệt về Bà Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn thì hãy cùng tìm hiểu cùng Đồ Thờ Tượng Phật Xuân Trang qua bài viết dưới đây nhé!

Chúa Sơn Trang là ai?
Theo sử sách ghi lại, Chúa Sơn Trang ngự tại cung Sơn Trang, hay được gọi là Tòa Sơn Trang. Trong đó, có 3 vị Sơn Trang nên gọi là Tam Tòa Sơn Trang bao gồm:
– Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa Lê Mại Đại Vương
– Sơn Trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư Bình La Công Chúa.
– Sơn Trang Đệ Tam: Sơn Trang Đệ Tam Diệu Nghĩa Thiền Sư Quế Hoa Công Chúa.
Ba Chúa Sơn Trang này được cho là xuất hiện từ thời Vua Hùng và là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn. Theo đó, Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bắc Lệ chính là La Bình Công Chúa, tại đền Suối Mỡ chính là Quế Hoa Công Chúa. Cuối cùng, Lê Mại Đại Vương Công Chúa là mẫu Thượng Ngàn tại đền Đuông Cuông.
Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn cai quản thập lục động, thập nhị tiên nàng, bát bộ Sơn Trang. Cụ thể, trong Tòa Sơn Trang được chia làm 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn Man Di Thổ Tộc. Cho nên được gọi là thập lục động sơn lâm sơn trang và 82 cửa rừng, 72 cửa biển, bát bộ Sơn Trang, (8 tướng trai), thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái).

Hình tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn
Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn có thể được chạm khắc bằng nhiều chất liệu khác nhau. Một số chất liệu phổ biến thường được sử dụng nhất từ trước đến nay là gỗ, đồng hoặc hợp kim của đồng. Một số khác có thể tạc tượng bằng đá, hoặc bằng composite. Tuy nhiên, chất liệu gỗ vẫn thường xuyên được sử dụng nhất.
Khi chạm khắc bằng gỗ, tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn được thể hiện một cách sinh động. Sau khi được chạm khắc, tượng sẽ được sơn phủ PU, sơn son thếp vàng… để bảo vệ. Tất nhiên, có phần sơn màu để thể hiện vẻ đẹp của tượng.
Tượng Chúa Sơn Trang thường thấy có tông màu xanh chủ đạo với vẻ mặt hiền từ. Dáng vẻ ung dung tự tại, hai tay đặt trên phần đầu gối, có vẻ nghiêm trang. Tượng có tư thế đứng hoặc ngồi tùy theo yêu cầu chạm khắc. Có thể thờ riêng tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn hoặc theo hầu ngài là hai tiểu đồng hai bên.
Vài nét về phong tục thờ tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn

Ở hầu hết các đền, phủ đều có cung thờ Sơn Trang, là nơi có các cô Sơn Trang ngự. Đây là lối thờ tối cổ của người Việt được ra đời từ thời Âu Lạc cách đây khoảng 2.000 năm. Và việc thờ Sơn Trang khác với tục thờ Tứ Phủ vì tục thờ Tứ Phủ được xuất hiện sau này (cách đây khoảng 600 năm).
Hay nói cách khác, tục thờ tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn bắt nguồn từ tín ngưỡng riêng biệt chứ không phải là tín ngưỡng Tứ Phủ. Rộng hơn, đây là một dòng thờ riêng biệt và tách bạch với các tín ngưỡng cùng thời. Khi dâng lễ cúng sơn Trang cần lưu ý một số điều cơ bản như:
Khi dâng hương ở các đền chùa, nên sắm các lễ chay như hương, hoa quả tươi, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực chính điện (nơi thờ tự chính của chùa). Trên hương án của chính điện chỉ được đặt lễ chay, thanh tịnh. Tuy nhiên, việc sắm sửa cỗ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), giò chả,… chỉ được chấp nhận nếu trong khu vực thờ có các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng tại ban thờ hay điện thờ.
Cỗ mặn thờ tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn bao gồm các đặc sản Việt Nam như: cua. ốc, lươn, ớt, quả chanh, gạo nếp cẩm nấu xôi, chè,…Đặc biệt, khi sắm lễ Sơn Trang người ta thường sắm theo con số 15 tức là: 15 con ốc, 15 con cua, 15 quả ớt, 15 quả chanh (hoặc chỉ cần một quả được trưng thành 15 phần nhỏ),… Con số 15 này thể hiện tương ứng với 15 ban thờ tại Sơn Trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô Sơn Trang).
Mọi người tham khảo thêm các tượng nhà mẫu:
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.