Trong danh sách đồ thờ tượng Phật, thì tượng Đức Thánh Hiền dát vàng thường được đặt đối diện với tượng Đức Ông. Cùng tìm hiểu về tượng Đức Thánh Hiền, cách thờ Ngài như thế nào? Có phải ai cũng thờ Ngài được hay không? Để trả lời tất cả những câu hỏi trên, đồ thờ tượng Phật Xuân Trang đã tổng hợp những thông tin dưới đây.

Ngài Đức Thánh Hiền là ai?
Đầu tiên, ngài Đức Thánh Hiền được biết đến chính là Ngài Anan Tôn giả, là đệ tử đệ nhất đa văn của Đức Phật. Người vốn là em chú họ của Đức Phật. Không phải tự nhiên được mệnh danh là Đệ tử đệ nhất đa văn của Đức Phật, Ngài Đức Thánh Hiền từ trước khi xuất gia đến khi chứng bậc La Hán đều thể hiện tài năng, trí nhớ hơn người.
Trước khi xuất gia Ông đã đặt điều kiện với Đức Phật, rằng phải tuyên lại một lần tất cả các pháp mà Đức Phật đã nói khi Ngài chưa gia nhập tăng đoàn. Hoặc khi được đề cử để trở thành thị giả (từ này có nghĩa là trợ lý trong ngày nay) thì Ngài cũng đưa 8 điều kiện thể hiện thái độ khiêm nhường. Một trong số những điều kiện đó chính là “ Xin Đức Thế Tôn hãy lặp lại những giáo ngôn, những pháp thoại, trong trường hợp tôi không có mặt tại chỗ để nghe”
Có thể thấy Ngài Đức Thánh Hiền là một người thông minh, giỏi văn lại hiếu học. Sử xưa có ghi chép rằng. Ngài có một trí nhớ siêu phàm, có thể ghi nhớ tất cả những gì Đức Phật đã thuyết, không bỏ sót dù chỉ là một từ. Chính vì vậy, khi Đức Phật niết bàn, ngài được đại chúng suy cử làm người đại tuyên những gì Phật dạy.
Tuy nhiên, lúc này Ngài Đức Thánh Hiền chỉ mới chứng quả đầu tiền trong 4 thánh quả là Tu-đà-hoàn nên vấp phải sự ngăn cản của các vị trưởng lão. Sau đó, ngài nhập thất trong 7 ngày đã thoát nhiên đại ngộ được chứng quả La Hán. Sau đó huyền giả Anan được trùng tuyên Pháp Phật, thuyết lại kinh Phật dưới sự đồng thuận của 500 vị La Hán.
Hạnh nguyện của người thờ tượng Đức Thánh Hiền
Phật Giáo đại thừa ghi lại, Ngài Đức Thánh Hiền phát nguyện độ sinh. Do đó Ngài đã tái sinh nhiều lần để cứu vớt, hướng độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ lầm than. Ngài được biết đến là vị thánh Hiền với tài ghi nhớ. Dùng những lời dạy của Phật truyền lại cho chúng sinh, lấy trí thắng tâm ngu muội, mê lầm.
Chính vì thế khi thờ phụng tượng Đức Thánh Hiền, mỗi người con Phật luôn phải nhớ đến cái tâm trong sạch. Dùng trí văn xua đi những ngu muội, tham lầm. Không những thế, mỗi người còn là một tấm gương, sống thật làm tốt, giúp những người lạc lối có thể tìm về nơi an lạc. Hiểu được tất cả điều này vẫn quyết tâm thờ phụng thì gia chủ quả là có duyên với Đức Thánh Hiền.
Hình tượng Đức Thánh Hiền được miêu tả như thế nào?

Gian thờ Ngài Đức Thánh Hiền, thường có thêm hai thị giả. Ở một số chùa thì hai vị thị giả này thường có khuôn mặt dữ tợn. Một vị là Tiêu Diện Đại Sỹ, vị còn lại là Quỷ Vương. Xuất phát từ truyền thuyết, nguồn gốc của hai vị thị giả được đặt gần tượng Đức Thánh Hiền có nguồn gốc như sau:
– Tiêu Diện Đại Sỹ vốn là hóa thân của Bồ Tát đi xuống địa ngục để cứu độ chúng sinh nơi đó. Mặc dù mặt trông dữ tợn nhưng lại mang tâm Phật. Cũng vì đi khắp nơi giữa cõi ngục nên bị lửa ngục thiêu cháy. Do vậy, mặt Ngài trở nên đen hoặc xanh.
– Quỷ vương sau khi nghe được Phật pháp từ Tiêu Diện cũng phát nguyện hộ pháp cõi địa ngục. Do đó hai tượng này bày ngang với nhau.
Hình tượng Đức Thánh Hiền được đặt bên trái của Bái Đường. Tượng có khuôn mặt thanh thoát, toát lên vẻ hiền từ. Trên đầu có đội mũ 7 cánh sen, mỗi cánh sen là hình một Đức Phật. Có khi tượng Ngài được khắc họa ở tư thế ngồi, nhưng có khi lại trong thư thế đứng. Đặc biệt, khi ngồi, Ngài thường thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật hay Bồ Tát. Một tay Ngài bắt ấn, một tay để giữa lòng, đây là tư thế tay của tượng Đức Thánh Hiền.
Mọi người hãy tham khảo thêm các mẫuTượng phật tam bảo đẹp của cơ sở:
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.