Tượng Nhị Vị Vương Cô bằng gỗ mít trong Đạo Mẫu, khi nhắc đến hai người con gái của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thì nghĩ ngay đến Nhị Vị Vương Cô. Một là Vương Cô Đệ Nhất, một là Vương Cô Đệ Nhị. Hai vị nữ anh hùng có nhiều đóng góp đối với dân tộc nên được thờ tại các đền chùa, miếu dưới hình tượng Nhị Vị vương Cô.
Cùng tìm hiểu về đôi nét của tượng Nhị Vị trong bài viết sau đây.
Vài nét về tượng Nhị Vị Vương Cô
Nhị Vị Vương Cô nhà trần bao gồm Vương Cô Đệ Nhất và Vương Cô Đệ Nhị là hai cô con gái của Vương Ông. Vương Ông là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người có đóng góp to lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mông Nguyên.
Không những Vương Ông có công lớn trong công cuộc gìn giữ nước nhà mà phong thái của hai vị vương cô cũng không kém. Tuy thường ngài, các cô là người có dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói khoan thai. Nhưng trên chiến trường, lại là người dũng mãnh, khó nam nhân nào bì kịp.
Tượng hai cô được xếp vào hàng quan Trần Triều, cũng có khi được thờ cùng tượng Tứ Phủ. Thờ tượng Nhị Vị vương Cô là phong tục tín ngưỡng dân tộc bao đời nay. Nhằm ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng dân tộc, đã có công gìn nước, giữ nước. Phong tục thờ cúng Tứ Phủ là biểu hiện của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Bởi vì điều này, phong tục thờ cúng đã trở thành nét đẹp văn hoá dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác trong dân gian.
Tượng Vương Cô Đệ Nhất
Vương Cô Đệ Nhất là con gái thứ nhất của Vua Trần Quốc Tuấn có tên thật là Trần Thị Trinh. Thuỵ Hiệu của cô là Quyền Thanh Quận Chúa. So với Vương Cô Đệ Nhị, Đệ Nhất Vương Cô là người tính tình thuỳ mị, nết na, thông minh hay nói đúng hơn là người có tài năng xuất chúng, học hành thông tri.
Cô kết hôn cùng vua Trần Nhân Tông, trở thành Vương phi Đệ Nhất đương triều. Sau Nhân Tông lại phong cho Cô là: “Đệ Nhất Khâm Từ Hoàng Hậu Quyên Thanh. Cô sinh hạ vua Trần Anh Tông. Vua Anh Tông lên ngôi lại phong là: “Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu”.
Tượng Vương Cô Đệ Nhị
Vương Cô Đệ Nhị hay được gọi là Vương Bà. Cô là con gái thứ của Hưng Đạo Đại Vương thuỵ hiệu là Đại Hoàng Công Chúa Trần Thị Tĩnh. Tuy là con gái ruột nhưng sau này cô được đổi thành nghĩa nữ hiệu là Đệ Nhị Nữ Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa.
Bởi vì phong tục của nhà Trần là chỉ dudojc lấy người trong hoàng tộc để bảo vệ ngai vàng. Tuy nhiên, Hưng Đạo Vương lại quý mến Phạm Ngũ Lão và muốn gả cô cho ngài. Vậy nên cô được đưa ra làm con nuôi, để không phải phạm vào hoàng luật. Sau khi kết duyên cùng Đức Ông họ Phạm, cô trở thành Phạm Điện Suý Phu Nhân.
Khác với Vương Cô Đệ Nhất, ngoài sự hiền thục nết na, cô còn là người cầm binh giỏi. Có khi, cô thay quyền Hưng Đạo Vương, chấp chính ba quân, cô cũng không hề ngại gian nan, sát cánh cùng cha nơi chiến trường trong sự nghiệp vệ quốc thời Trần.
Những điều cần biết khi hầu đồng tượng Nhị Vị vương Cô
Thông thường, Vương Cô Đệ Nhất ít khi về đồng. Duy chỉ những ai căn cô mở tung khăn hầu giá, nhưng khi ngự đồng cô ngự áo màu vàng thêu phượng, đầu đội xếp có thắt nét dài vàng, và chỉ phất cờ.
Đối với Vương Cô Đệ Nhị, khi về ngự đồng cô mặc trang phục màu vàng, chỉ khác màu nhưng khá giống với trang phục của Vương Cô Đệ Nhất. Tuy nhiên, nhiều nơi hiện nay hầu vương cô Đôi lại mặc màu xanh do ảnh hưởng của Đạo Tứ Phủ. Và hiện nay, người ta thường dùng áo màu xanh để hầu đồng. Khi ngự đồng, cô dắt một chiếc kiếm và lệnh cờ sau lưng, còn tay còn lại vẫn cầm một kiếm và một cờ lệnh.
Bộ tượng Nhị Vị vương Cô hiện nay được nhiều cơ sở sản xuất đồ thờ chạm khắc bằng nhiều chất liệu khác nhau, nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, hầu đồng của quý khách hàng. Tuy nhiên, đối với những người có căn thờ mới có thể hầu đồng. Cuối cùng, nên chọn tượng có kích thước, chất liệu phù hợp để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mọi người tham khảo thêm các tượng nhà mẫu:
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.