Sự thật đằng sau bộ tượng Tam vị Chúa Mường, hiện nay đang gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng đây bộ tượng này chưa chính thức thuộc hệ thống tượng Tứ Phủ. Tuy nhiên, trong những buổi giá hầu đồng bộ tượng này hay được thỉnh trong thực hành Tín ngưỡng. Dưới đây là những thông tin về bộ tượng này, mời quý khách hàng tham khảo.
Vài nét về tượng Tam vị Chúa Mường
Phong tục thờ phụng tượng Chúa Mường đã được xuất hiện từ lâu đời. Từ thời Vua Hùng đã xuất hiện hình tượng này, như vậy có thể thấy tượng được tôn thờ trước đó, tuỳ nhiên không rõ nguồn gốc là từ bao giờ. Người dân tôn xưng Chúa Mường là Chúa Sơn Trang.
Nhiều người cho rằng chúa Sơn Trang cũng có 3 vị cơ bản là chúa Mường. Trong sách cúng có câu hiệu viết Chúa Mường Sắc Tướng Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa. Điều này chứng minh cho quan điểm Chúa Mường thực ra là chúa Sơn Trang. Chúa Mường Chúa Sơn Trang là sự kết hợp chuyển hóa đảo kiếp của các vị từ nhiều đời để sau này lấy một điểm chung nhất định.
Tam vị chúa Mường gồm những ai?
Bộ tượng Tam vị Chúa Mường gồm 3 vị: Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ, Chúa Đệ Tam Lâm Thao. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của mỗi vị chúa trong bộ tượng để hiểu hơn về đặc điểm các bà cũng như những nét độc đáo của bộ tượng Tam Vị Chúa Mường:
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Bà Đệ Nhất Tây Thiên là bà chúa thượng dưới thời Hùng Vương. Bà là người con gái sinh trưởng trong một gia đình có dòng dõi Hùng Vương. Chúa Đệ Nhất là người ban lộc bói toán và cúng lễ. Bà rất ít khi ngự đồng. Thông thường, trong lễ khai đàn mở phủ mà có dâng đàn Chúa Bói thì người ta thường thỉnh bà về chứng tòa Chúa Đệ Nhất màu đỏ. Khi ngự đồng, chúa mặc áo đỏ (áo lụa thêu phượng hoặc áo gấm), cầm quạt khai quang.
Chúa Tây Thiên không có đền thờ chính mà chỉ được thờ trên Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ và bà cũng được thờ cận bên Mẫu Tây Thiên ở Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Theo một tài liệu thì ngày tiệc của Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là ngày 10/5 âm lịch (tương truyền là ngày chúa giáng hạ trần phàm).
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Bà Đệ Nhị Nguyệt Hồ là bà chúa bói dưới thời Hùng Vương (có tài liệu lại nói chúa cũng giáng thế dưới thời Lê Trung Hưng, lại có tài liệu nói bà là con gái nuôi của Vua Hùng). Trong tượng Tam Vị Chúa Mường thì bà Chúa Nguyệt là bà chúa bói danh tiếng bậc nhất và rất hay ngự đồng. Thông thường, khi có mở đàn Chúa Bói mà không thỉnh được cả Tam Vị Chúa Mường về ngự thì người ta thường hay thỉnh bà về chứng cả ba tòa chúa (Màu đỏ, màu xanh và màu trắng) còn bình thường thì chúa về chứng tòa Chúa Đệ Nhị màu xanh. Khi ngự đồng, chúa mặc áo xanh, múa mồi. Đôi khi chúa ngự về còn dùng lá trầu quả cau để xem bói, phán bảo trần gian.
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Chúa Bà Đệ Tam Lâm Thao là bà chúa chữa dưới thời Hùng Vương. Bà còn có tên là Bà Chúa Ót. Theo một số ý kiến thì Tam Vị Chúa Mường có bà chúa Lâm Thao là bà chúa thỉnh cuối cùng nên được coi là út, đọc chệch đi là Bà Chúa Ót. Hay nói cách khác đây là vị thứ hai trong tượng Tam vị Chúa Mường.
Chúa Bà Lâm Thao cũng là vị chúa rất hay ngự về, sau Chúa Nguyệt Hồ. Như hai vị chúa trên, khi người ta dâng đàn Chúa Bói thì thường thỉnh chúa về chứng tòa Chúa Đệ Tam màu trắng. Khi về đồng bà thường mặc áo trắng, có nơi khi hầu bà thì múa mồi như Chúa Bà Đệ Nhị Nguyệt Hồ, nhưng có nơi hầu chúa lại chỉ dùng quạt khai quang.
Như đã nói ở trên, các bà Chúa Bói, Chúa Chữa ở trên Sơn Lâm, Sơn Trang có rất nhiều, nhưng hay về ngự đồng nhất là ba vị chúa gọi là Tam Vị Chúa Mường. Hi vọng bài viết trên có thể giúp quý khách hàng hiểu thêm về đặc điểm của bộ tượng Tam vị Chúa Mường.
Mọi người tham khảo thêm các tượng nhà mẫu đẹp:
- Tượng Chầu Lục Cung Nương đẹp
- Tượng tam vị chúa tiên
- Tượng tam vị chúa mường đẹp
- Tượng quan lớn đệ ngũ tuần tranh
- Tượng Ngũ Vị Thánh Bà đẹp
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.