Khi nhắc đến đạo Mẫu thì người ta không thể không nhắc đến hệ thờ Tứ Phủ, trong đó có Tượng Tứ Phủ Chầu Bà. Được biết đến là hóa thân phục vụ trực tiếp cho tứ vị Thánh Mẫu giúp đỡ người dân nơi trần thế. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của các vị bà để hiểu hơn về phong tục thờ cúng cũng như các vị thần trong đạo Mẫu.

Vài nét về tượng Tứ Phủ Chầu Bà
Tứ Phủ Chầu Bà hay còn được gọi với cái tên khác là Tứ Phủ Thánh Chầu là các vị Thánh nữ được thay quyền Thánh Mẫu cai quản chuyện khắp bốn phủ. Bốn phủ quen thuộc được nhắc đến bao gồm: Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thoải Phủ và Địa Phủ. Đây là bốn cõi có sự hiện diện của các vị, lâu dần dựa theo 4 cõi cái quản của các bà mà đặt tên là Tứ Phủ Chầu Bà.
Hiện nay, chưa có sự thống nhất về số lượng các vị Thánh Chầu, chỉ biết rằng, theo truyền thuyết dân gian thì Tứ Phủ Chầu Bà gồm có 12 vị. Mỗi vị có nguồn gốc và sự tích riêng, đều được dân gian tôn thờ. Để hiểu hơn về các vị cùng tìm hiểu ở phần dưới đây.
Các vị Thánh Chầu trong bộ tượng Tứ Phủ Chầu bà gồm những ai?
Mỗi người trong bộ Thánh Chầu đều có phủ cai quản riêng, có quyền ở những nơi khác nhau. Cũng tùy vào thời điểm, tính cách mà các vị có ngự đồng hay không. Vậy cùng tìm hiểu về các vị Chầu Bà gồm những ai nhé:
– Chầu Bà Đệ Nhất (Đệ Nhất Thượng Thiên Công Chúa): là hiện thân của Thánh Mẫu Đệ Nhất, thuộc dòng tu và ít khi ngự đồng.
– Chầu Bà Đệ Nhị (Thượng Ngàn Công Chúa): là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị cai quản 36 động Sơn Trang.
– Chầu Bà Đệ Tam (Đệ Tam Thủy Tinh Công Chúa) là hiện thân của Mẫu Đệ Tam, là vị thần cai quản vùng sông nước.
– Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai (Tuỳ Tòng Công Chúa) là người hầu cận bên Mẫu Tam Toà, cai quản sổ sách dân gian.
– Chầu Bà Đệ Ngũ Suối Lân: Đây là các vị nữ anh hùng liệt sĩ được triều đình sắc phong.
– Chầu Lục (Mục Lục Cung Nương): Bà là con gái tù trưởng Nùng Hữu Lũng Lạng Sơn và có mẹ là công chúa Triều Trần.
– Chầu Bảy Tân La (Chầu Bảy Kim Giao): bà là tướng của Hai Bà Trưng, khi giáng thế để giúp dân.
– Chầu Bát (Chầu Tám Thượng Ngàn): để ghi nhớ công ơn bà khi một lòng kiên trung mở đường máu giữ tiết giữa sân chùa nên lập đền thờ bà ở Tân La, Thái Bình.
– Chầu Cửu (Chầu Chín Cửu Tinh): vốn là tiên nữ trên thiên đình, giáng trần làm phúc cho dân.
– Chầu Mười Đồng Mỏ (Mỏ Ba Công Chúa)
– Chầu Bé Bắc Lệ
– Chầu Bà Bản Điền (Bản Điền Công Chúa)
Hình tượng Tứ Phủ Chầu Bà

Tuy xuất hiện đến 12 vị, nhưng trong bộ tượng Tứ Phủ Chầu Bà chỉ tượng trưng 4 vị bà với 4 màu trang phục khác nhau, tượng trưng cho cõi mà họ đang cai quản. Theo đó, bà cai quản trời sẽ có áo màu đỏ, bà cai quản Thoải (rừng núi sẽ có y phục màu xanh). Hai bà được đặt ở vị trí phía trong. Tượng Bà Đệ Nhất được nằm bên tay phải, gần với tượng bà Thủy. Theo đó, Mẫu tượng Thượng Ngàn công chúa được đặt phía bên tay trái, gần với tượng Bà Đệ Tứ Khâm Sai.
Hai vị bà được đặt phía ngoài gồm có tượng Chầu Bà Đệ Tam và chầu Bà Đệ Tứ. Đệ Tam Thủy Tinh Công Chúa được đặt bên cạnh Đệ Nhất Thượng Thiên với màu áo nổi bật là màu trắng. Tượng Bà Đệ Tứ Khâm sai được đặt bên cạnh Tượng Bà Thượng Ngàn với màu áo đặc trưng là màu vàng.
Bộ tượng tượng Tứ Phủ Chầu Bà được đặt sau Ngũ Vị Tôn Ông, đứng trước Tứ Phủ Thánh Hoàng, Tứ Phủ Thánh Cô và Tứ Phủ Thánh Cậu. Hiểu được vị trí cũng như cách sắp xếp để thỉnh các vị Chầu Bà cho đúng với thứ tự là điều mỗi người con đạo cần phải lưu ý.
Không những thế, chọn nơi thỉnh tượng chất lượng và có hiệu quả thẩm mỹ cao là điều không được bỏ qua. Chính vì vậy, trong quá trình tìm hiểu các địa điểm cung cấp tượng thờ, cần lưu ý chọn những cơ sở uy tín để tránh những rắc rối về sau.
Mọi người tham khảo thêm các tượng chầu bà:
- Tượng mẫu đệ nhất thượng thiên
- Tượng mẫu đệ nhị thượng ngàn
- Tượng mẫu đệ tam thoải phủ
- Tượng mẫu địa
- Tượng cậu bé
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.