Hiện nay, Phật Giáo là tôn giáo thu hút nhiều tín đồ và đang dần trở thành một nét văn hóa dân tộc. Sống theo điều thiện và lẽ phải là một giá trị đạo đức mà con người luôn hướng đến. Chính vì vậy, đa số các gia đình hiện nay đều có một gian thờ Phật để bày tỏ lòng thành kính và tôn trọng đến đấng trên. Tượng Phật dát vàng từ đó đã trở thành vật phẩm thờ quan trọng.

Tượng Phật dát vàng là như thế nào?
Tượng Phật nói riêng và hệ thống tượng nói chung hiện nay được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tất nhiên, hiệu quả thẩm mỹ của mỗi loại đều khác nhau, giúp quý Phật tử có được sự lựa chọn đa dạng cho không gian thờ riêng.
Một số tượng Phật hiện nay được làm bằng gỗ ví dụ như gỗ Mít, gỗ Vàng Tâm, gỗ Hương, gỗ Gụ, gỗ Dỗi,…Chất liệu gỗ là một trong chất liệu thường xuyên sử dụng để dát vàng. Thông thường khi nói đến tượng Phật dát vàng thì sẽ nghĩ ngau đến bức tượng được khắc bằng gỗ, sau đó dùng từng lá quỳ vàng dát lên. Để có được bức tượng dát vàng đẹp, đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và kỳ công.
Một số chất liệu khác được dùng để khắc tượng có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ không kém, bao gồm: đồng, composite, sứ, đá,… Nếu dùng tượng đồng thì thông thường sẽ dùng kỹ thuật mạ vàng chứ không phải dát vàng.
Một điều lưu ý, khi chọn tượng vàng là kỹ thuật dát vàng khác với mạ vàng. Dát vàng là công đoạn thực hiện hoàn toàn thủ công, dùng từng lá vàng dát lên tượng sau đó mài nhẵn đi. Công đoạn này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi tượng được nhẵn bóng và hoàn thiện. Độ bền và giá trị khi dát vàng sẽ cao hơn mạ vàng.
Trong khi đó, mạ vàng sử dụng công nghệ hiện đại hơn. Vàng được phun/xịt lên sản phẩm bằng thiết bị công nghệ. Có hai loại mạ vàng là mạ vàng điện phân và mạ vàng nano. Tuy nhiên công nghệ mạ vàng sẽ không đạt độ bền cao và hiệu quả thẩm mỹ bằng dát vàng.
Ý nghĩa của việc dát vàng tượng Phật
Truyền thuyết xưa kể lại rằng, những Phật tử có công dát vàng làm đẹp cho tượng Phật sẽ mang công đức. Những người này sẽ có được dung mạo xinh đẹp, đoan trang. Tô điểm cho tượng Phật cũng chính là thể hiện tấm lòng thành kính đối với Ngài, điều này cũng là một trong những cách tích phước đức.
Cùng với đó, Phật luôn xuất hiện với hào quang xung quanh người. Dát vàng tượng Phật ngoài ý nghĩa tô điểm cho Phật cho không gian thờ, còn thể hiện vầng hào quang thường hay có xung quanh Ngài.
Quy trình dát vàng cho tượng Phật
Để hiểu rõ hơn về tượng Phật dát vàng cùng đồ thờ Xuân Trang tìm hiểu quy trình tạo nên những tác phẩm kỳ công này. Sau đây là những bước để thực hiện dát vàng lên gỗ:
– Đầu tiên, cần làm sạch bề mặt gỗ bằng giấy rap hoặc các công cụ mài chuyên nghiệp để bề mặt được nhẵn mịn. Đây là bước để rà soát lại các vết xước hay vết nứt để xử lý triệt để.
– Sơn lót nhằm tăng độ dẻo cho lớp sơn dính, cần sơn hai lớp cách nhau từ 8- 10 giờ.
– Lớp sơn khô thì tiếp tục sử dụng bút lông vẽ keo theo các đường nét và họa tiết vốn có. Công đoạn này cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và dứt khoát.
– Tùy loại keo có giờ khô khác nhau. Chờ cho đến khi keo khô hoàn toàn mới tiến hành dát vàng vì khi keo ướt sẽ khiến lá vàng bị nhăn nhúm, không phẳng gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu để quá khô thì keo sẽ bị mất kết dính.
– Sau khi phủ vàng thì dùng chổi lông quét phủ kín và làm mịn. Khi đó, các bụi vàng sẽ bám bào bức tượng. Vàng sẽ phủ kín bức tượng và được làm khô sau 30 ngày. Cuối cùng tiến hành sơn bóng để hoàn thiện sản phẩm.
Tượng Phật dát vàng là một tác phẩm thờ đòi hỏi rất nhiều công sức và kinh nghiệm để thực hiện. Chính vì vậy, giá trị của chúng không hề thấp, mức độ thẩm mỹ cũng được đánh giá cao. Vậy còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu bộ tượng dát vàng cho không gian thờ.
Mọi người hãy tham khảo thêm các mẫuTượng phật dát vàng đẹp của cơ sở:
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.