Con người có nhiều đức tính tốt đẹp, bên cạnh đó cũng không ít tật xấu. Vì tham sân si mà làm điều ác, điều tội lỗi. Chính vì vậy, các đức Phật, Bồ Tát vì thương chúng sinh nên hóa độ. Mỗi vị với một hạnh nguyện khác nhau, giúp chúng sinh thoát khổ. Để ghi nhớ công ơn, người ta lập tượng thờ để nhắc nhớ hạnh nguyện của các ngài, trong đó có tượng địa tạng vương bồ tát.
Bồ Tát Địa Tạng là ai?
Địa Tạng Bồ Tát được biết đến là giáo chủ cõi U Minh hay còn gọi là địa ngục với hạnh nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích Ca nhập niết bàn, cho đến khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Đồng nghĩa với việc ngài nguyện không chứng Phật quả nếu như địa ngục chưa trống rỗng.
Theo nhiều điển tích nguồn gốc của tượng địa tạng vương bồ tát có nhiều tiền thân và hóa thân khác nhau. Có khi ngài là vị trưởng giả, có khi ngài là người thuộc dòng Bà La Môn, có tích lại bảo ngài là một vị vua từ bi, thương dân hay là thiếu nữ Quang Mục, Hoàng tử,…Trải qua nhiều kiếp với nhiều hóa thân khác nhau nhưng hạnh nguyện, lòng từ bi của ngài vẫn không thay đổi.
Tượng địa tạng vương bồ tát được dùng ở đâu?
Tùy vào mục đích sử dụng tượng địa tạng mà quý Phật tử có thể thỉnh tượng để thờ ở những nơi phù hợp. Thông thường, tượng địa tạng vương bồ tát được đặt ở:
Thờ phụng trong chùa
Nếu được đặt trong chùa, tượng Địa Tạng Bồ Tát sẽ được đặt bên phải, tượng Đức Quán Thế Âm bên trái, sau đó là tượng Phật Thích Ca chính giữa. Do đặt trong chùa nên kích thước của các tượng thường lớn hơn, trong đó tượng Địa Tạng và tượng Quan Âm sẽ có sự tương đồng về kích thước. Chạm khắc có thể có hay không có lá bồ đề phía sau.
Đặt tại nghĩa trang hoặc nơi lưu giữ hài cốt
Với mong muốn siêu độ cho vong linh người mất mà người ta đặt tượng Địa Tạng tại nơi nghĩa trang hay lưu giữ hài cốt. Tùy theo diện tích vị trí cần đặt mà kích thước tượng địa tạng vương bồ tát có thể linh hoạt.
Thờ tại gia
Kích thước tượng Địa Tạng tại gia thường nhỏ, được thỉnh nhằm cầu cho vong linh người mất trong gia đình được siêu thoát. Không những thế, phát tâm thỉnh thờ Địa Tạng vương Bồ Tát còn bởi lòng thành kính.
Hình ảnh mẫu tượng địa tạng vương bồ tát được chạm khắc như thế nào?
Do không cho hình mẫu cố định, nên các đơn vị chạm khắc tượng Địa Tạng Bồ Tát theo các đặc điểm sau:
Tượng địa tạng với tư thế đứng (ngồi) trên đài sen
Hình ảnh phổ biến của các vị Phật là tư thế đứng trên đài sen – loài thực vật thanh cao – tuy sống gần bùn nhơ nhớp nhưng vẫn không hôi tanh mùi bùn. Tượng địa tạng vương bồ tát cũng không phải là ngoại lệ. Ngài được chạm khắc với tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Trên đầu Ngài đội mũ Thất Phật, mặc áo cà sa, một tay cầm tích trượng, một tay cầm minh châu.
Tượng Địa Tạng ngồi trên lưng Đề Thám
Vẫn là hình tượng một tay cầm tích trượng, một tay cầm hạt minh châu, nhưng ngài không đứng trên tòa sen mà ngồi trên lưng Đề Thính. Đây là loài vật có khả năng nghe thấy mọi điều trong Tam Thế, giúp Ngài Địa Tạng phân biệt được thật giả, đúng sai.
Tượng Địa Tạng độ Thai Nhi
Với hình tượng này, trên đầu ngài không có mũ Thất Phật, thay vào đó là kiểu đầu cạo trọc. Môt tay cầm Tích Trượng, một tay bế em bé. Bởi các em bé sẽ không chịu đầu thai vì còn thương nhớ cha mẹ, các em sẽ phải sống trong đau khổ, u tối của địa ngục. Lúc này Ngài địa tạng bồ tát sẽ giảng đạo, giáo hóa những linh hồn này giác ngộ và siêu thoát.
Có thể thấy không chỉ Địa tạng bồ tát mà bất cứ vị Phật hay Bồ Tát nào cũng nguyện hóa độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Các ngài với tấm lòng từ bi, luôn được chúng sinh thờ phụng với tấm lòng tôn kính.
Mọi người hãy tham khảo thêm các mẫu Tượng phật tam bảo
- Tượng phật a di đà
- Tượng địa tạng vượng bồ tát
- Tượng phật thích ca
- Tượng tuyết sơn
- Tượng phật tam thế
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.