Giống như tên gọi, Phật Dược Sư được hiểu là vị Phật chuyên về thuốc hay còn được gọi là ông thầy thuốc. Tượng Phật Dược Sư là một trong 3 vị “ Hoành Tam Thế Phật” được người đời thờ phụng hết lòng. Cũng chính bởi các Ngài luôn hiểu chúng sinh, thương chúng sinh mà phổ độ. Dưới đây là đôi nét về Phật Dược Sư được tổng hợp bởi đồ thờ tượng Phật Xuân Trang.

Vài nét về tượng Phật Dược Sư
Đức Phật Dược Sư được biết đến là giáo chủ của thế giới tịnh lưu ly. Thế giới tịnh Lưu Ly cũng trang nghiêm như thế giới Cực Lạc. Xuất phát từ hạnh nguyện của Ngài trước khi thành Phật được ghi chép trong kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức. Ngài đã từng phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh. Sau khi đầy đủ căn lành và hướng về phía giải thoát nên được thành Phật.
Hạnh nguyện của Ngài đã gắn với tên hiệu bao đời nay. Nếu như nhiều vị Phật khác cứu khổ chúng sinh thoát khỏi u mê, lầm lạc thì ngài Dược Sư lại mong muốn cứu tất cả bệnh khổ cho chúng sinh. Do đó, ngoài tên Dược Sư ngài còn có danh hiệu Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.
Hình dáng tượng Phật Dược Sư

Tùy theo không gian thờ mà tượng Phật Dược Sư có được mô tả theo thế đứng hay ngồi. Ngài thường mặc ba áo choàng của một vị tu sĩ Phật Giáo. Áo mặc hở ngực, trước ngực có chữ “Vạn”. Trên tay ngài cầm một loại mật hoa màu lưu ly và tay phải đặt ở đầu gối phải. Trên tay phải có cầm thân cây Aruna hoặc Myrobalan giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Tuy không được thể hiện trên tượng Ngài nhưng truyền thuyết có ghi chép rằng, xung quanh Ngài có một vầng hào quang của ánh sáng màu lưu ly.
Ngày nay, hình ảnh tượng Phật Dược Sư hơi khó phân biệt vì nhiều khi tượng có hình dáng giống với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đặc biệt nếu được chạm khắc bằng chất liệu gỗ, khó thể hiện màu sắc thì càng khó nhận biết hơn. Vì thế, phải dựa vào tư thế hay pháp bảo đặc trưng để có thể phân biệt được.
Vị trí đặt tượng Phật Dược Sư
Phật Dược Sư hiếm khi được thờ một mình, thay vào đó thường được thờ phụng chung với “Hoành Tam Thế Phật” hay còn gọi là Tam Thế Phật. Tức là các vị Phật quá khứ, Phật Hiện Tại và Phật tương lai. Ngoài ra, Phật Dược Sư cũng có thể được thờ chung với các vị Phật hay bồ Tát khác. Dựa vào vị trí có thể phân biệt được tượng Phật Dược Sư.
Trong bộ này, tượng Phật Thích Ca được đặt ở giữa, Phật Dược Sư nằm phía tay trái, Phật A Di Đà nằm phía tay phải. Khi đặt phía tay trái, hay còn gọi là phía Đông Phật Dược Sư mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật. Cũng bởi vì phía Đông vốn là phía mặt trời mọc.
Ý nghĩa thờ phụng tượng Phật Dược Sư

Sau khi hiểu được vị trí đặt tượng Dược Sư, cùng tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa khi thờ phụng vị Phật này là gì nhé!
Trong các chư vị Phật, mỗi người đều có mỗi hạnh nguyện khác nhau, độ trì chúng sinh theo cách khác nhau, trên phương diện khác nhau. Nên trước khi thờ phụng vị Phật nào đó, chúng ta đề phải tìm hiểu kỹ về hạnh nguyện, đức phẩm của các Ngài, liệu có phù hợp hay không mới tiến hành thờ phụng. Lưu ý, trong quá trình thờ phụng cần xem hạnh nguyện của vị Phật mà mình thờ là kim chỉ nam trong mọi hành động.
Đối với Phật Dược Sư, hạnh nguyện của Ngài là hộ trì chúng sinh tránh khỏi những sự khắc khổ hay đau đớn về cả tâm hồn lẫn thể xác. Là một vị giác ngộ có lòng từ bi vĩ đại với tất cả chúng sinh. Người thờ phụng tượng Phật Dược Sư cũng nên kế thừa đức tính này. Dùng tấm lòng từ bi, tâm thanh tịnh đối đãi với thế gian, có thế mới được hạnh phúc. Cũng chính vì những lý do đó, nhiều người thỉnh Phật Dược Sư Lưu Ly để thờ phụng.
Nếu quý Phật tử đã tìm hiểu về Ngài Dược Sư, hiểu được hạnh nguyện của Ngài mà phát tâm thờ phụng. Hi vọng bài viết trên giúp bạn trong việc có thêm kiến thức về vị Phật này.
Mọi người hãy tham khảo thêm các mẫu Tượng phật thích ca mâu ni đẹp của cơ sở:
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.