Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phải trải qua sự tu luyện cả khổ hạnh lẫn đạo hạnh để trở thành bậc hiền Phật được hàng nghìn người mến mộ. Để ghi nhớ giai đoạn tu thân khổ hạnh, bức tượng Tuyết Sơn ra đời, miêu tả một cách chân thực hình ảnh đức Phật trong thời kỳ này.
Hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni qua các giai đoạn
Có lẽ, tượng Phật Thích Ca thường được thấy với dáng vẻ hiền từ, uy nghi tọa lạc trên tòa sen vàng với dung mạo uy nghi chuẩn mực. Thế nhưng, tượng Đức Phật được thờ trong chùa khá phong phú, được khắc họa theo cuộc đời Ngài. Thông thường có 4 giai đoạn như sau:
Hình tượng một cậu bé tay chỉ thiên, tay chỉ địa là khắc họa của cuộc đời Phật Thích Ca khi sơ sinh.
Giai đoạn thứ hai, khi Ngài khoảng 29 tuổi và bắt đầu tu khổ hạnh trên núi tuyết. Thời gian tu khổ hạnh của Ngài kéo dài đến 7 năm, thân hình trở nên gầy guộc, được gọi là tượng Tuyết Sơn.
Khi Thích Ca đã thành Phật, bức tượng mô tả ngài đang thuyết pháp, ngồi trên tòa sen, mặc áo cà sa, một vai để trần, một bàn tay nắm ấn tam muội, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.
Cuối cùng, khi đã nhập Niết Bàn, tượng Thích Ca được khắc với tư thế nằm nghiêng bên sườn phải, cánh tay chống lên đỡ đầu, mắt lim dim.
Thông thường, khi được thờ phụng trong chùa, thường người ta sẽ dùng tượng Phật trong giai đoạn 3, tức giai đoạn Phật đã thành Phật, với dáng vẻ vừa uy nghi vừa đôn hậu thuyết pháp. Thế nhưng, trước đó, giai đoạn tu khổ hạnh của Ngài cũng là một giai đoạn đáng chú tâm, được thờ dưới tên gọi là tượng Tuyết Sơn.
Mô tả tượng Tuyết Sơn
Trước khi đi vào mô tả chi tiết bức tượng Tuyết Sơn, cùng tìm hiểu về ý nghĩa nguồn gốc tên Tuyết Sơn. Theo tích xưa, nơi Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh là trên dãy núi Himalaya – dãy núi cao nhất hành tinh được trải dài khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanmar, Afghanistan. Ngọn núi này có đặc trưng xung quanh được bao phủ bởi tuyết nên được gọi là “Tuyết Sơn”. Vì thế, tên gọi này được dùng cho thời kỳ tu khổ hạnh của Ngài Thích Ca Mâu Ni.
Miểu tả về tượng Tuyết Sơn, chúng thường được tạc dưới dạng một người khắc khổ, gầy gò, ngồi với tư thế tự nhiên, thoải mái. Người hơi chúi về phía trước, chân phải gấp ngang, đặt áp sát bệ ngồi. Chân trái chống thẳng, tay phải gấp thước thợ, đặt úp bàn tay lên đùi, tay trái hơi gấp, đặt cẳng tay lên đùi.
Để khắc họa cũng như nhấn mạnh giai đoạn tu khổ hạnh của Ngài, người ta thường khắc tượng chỉ khoác hờ mảnh áo trên vai trái, để lộ cả bộ xương với những nếp nhăn. Điều này càng được nhấn mạnh và thể hiện rõ hơn nữa qua cách khắc họa đầu tượng. Phần đầu là một khối căng tròn để lộ phần gò má xương xương, hốc mắt lõm làm nổi bật phần đầu. Tuy dáng vẻ khắc khổ, nhưng thần thái lại mang một sức sống mãnh liệt.
Ý nghĩa tượng Tuyết Sơn
Đây được mô tả là thời kỳ tu khổ hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau khi rời bỏ vương quốc, quyết tâm đi tìm con đường giải thoát. Trải qua việc tu học với nhiều người thầy, Ngài quyết định tìm lên núi tuyết để tự mình tu luyện khổ hạnh.
Suốt 6 năm trời, mỗi ngày Ngài chỉ ăn một hạt vừng nên thân thể bị suy kiệt. Ngài chấp nhận những khổ cực về thể xác để đạt được sự giải thoát về tinh thần. Đây là môn tu tập của đạo Bà-la-môn, dùng khổ hạnh để đạt được chứng ngộ chân lý thượng đế. Đến năm thứ 7, với ý chí kiên cường Ngài từ bỏ khổ hạnh mà đến giác ngộ để trở thành Phật.
Chính vì thế, tượng Tuyết Sơn không chỉ là bức tượng miêu tả hay khắc họa hình dáng Đức Phật trong giai đoạn khổ hạnh mà trong đó còn toát lên ý chí tìm đạo – giác ngộ – giải thoát tinh thần của Phật. Nhìn vào mỗi bức tượng, tuy trong khổ hạnh nhưng vẫn Ngài vẫn toát lên sự thanh thản trong ánh mắt, toàn thân đạt sự tĩnh tại, ung dung.
Mọi người hãy tham khảo thêm các mẫu Tượng phật tam bảo
- Tượng phật a di đà
- Tượng phật thế chí
- Tượng phật thích ca
- Tượng tuyết sơn bằng gỗ
- Tượng phật tam thế
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.