Tượng Mẹ Ngũ Hành Nương Nương Bằng Gỗ Mít Thuyết ngũ hành là một trong những thuyết nổi tiếng chỉ sự tương sinh – tương khắc của vạn vật trong vũ trụ. Theo tâm linh, sự tương sinh – tương khắc như trên mang ý nghĩa nhất định và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Theo đó, việc thờ cúng Bà Ngũ Hành hay còn gọi là Tượng Mẹ Ngũ Hành Nương Nương thể hiện rõ nét đẹp văn hóa tín ngưỡng về thuyết ngũ hành.
Vài nét về tượng mẹ ngũ hành nương nương
Tượng Mẹ Ngũ Hành Nương Nương là 5 vị thần biểu tượng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 yếu tố cơ bản của thuyết tương sinh – tương khắc trong thuyết ngũ hành. 5 yếu tố cơ bản này luôn tồn tại trong tự nhiên theo quy luật không độc lập với nhau. Không chỉ tồn tại trong tự nhiên mà quy luật tương sinh tương khắc này hòa quyện vào tín ngưỡng dân gian bản địa và trở thành tín ngưỡng thờ cúng.
Quy luật này gắn liền với những yếu tố tự nhiên trong cuộc sống như Đất, Nước, Lửa, Cây, Kim Loại tượng trưng cho các hành liên quan là Thổ, Thủy, Hỏa, Mộc, Kim. Tại sao nói những yếu tố này hoạt động độc lập nhưng lại có mầm mống của tương sinh – tương khắc?
Dễ dàng thấy trong tự nhiên sự tương sinh của các hành thể hiện ở việc: nước có thể tưới mát, làm cho cây cối sinh sôi nảy nở; cây cối lại để thành nguyên liệu để đốt lửa; lửa cháy lại hóa thành đất, trong lòng đất lại sinh ra kim loại; kim loại sau khi nung nóng sẽ hóa dạng lỏng.
Cùng với đó, sự tương khắc cũng thể hiện rõ trong tự nhiên. Ví dụ: Nước có thể dập tắt lửa, nhưng đất lại có thể thấm hút nước; cây cối có thể sinh sôi nảy nở trên đất, nhưng kim loại có thể đốn chặt cây; kim loại chặt được cây nhưng lại bị lửa thiêu lỏng;….
Thông qua việc tiếp nhận những yếu tố trên, người Việt đã thuần hóa những điều này và thờ phụng qua hình tượng 5 vị nữ thần Tượng Ngũ Hành được gọi là Tượng Mẹ Ngũ Hành Nương Nương. Mục đích của việc thờ cúng có thể kể đến như: nếu vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hỏa hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, làm vườn, làm rẫy thì thờ Thổ thần…
Đặc điểm bộ tượng mẹ ngũ hành nương nương
Để thờ Tượng Mẹ Ngũ Hành người ta thường thờ ở những ngôi miếu nhỏ. Bên cạnh tượng mẹ ngũ hành thì có những bài vị ghi bằng chữ nho hoặc chữ Quốc ngữ “Ngũ hành” hay “Ngũ Hành Nương Nương”. Ngoài ra, trong không gian thờ còn có bình hoa, lọ đựng hương thờ và 5 chén nước. Ở một số nơi, bài vị sẽ được thay bằng Tượng Mẹ Ngũ Hành Nương Nương.
Tượng có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau tùy thuộc vào nơi thờ cúng là ngoài trời hay trong nhà. Nếu tượng được thờ trong nhà thì gia chủ thường chọn những chất liệu đẹp như gỗ, đồng,…Nếu dùng thờ ngoài trời có thể chọn nhiều chất liệu khác như: đồng, sứ, đá, hoặc đúc bằng thạch cao, xi măng…
Mỗi bức Tượng Mẹ Ngũ Hành Nương Nương có đặc điểm khác nhau. Bên ngoài được khoác áo choàng, màu áo choàng có thể giúp nhận diện các vị nương nương với nhau. Ví dụ, Bà Kim thì mặc áo choàng trắng, Bà Mộc thì mặc áo choàng xanh, Bà Hỏa mặc áo choàng đỏ, Bà Thủy sẽ khoác áo choàng đen hay trắng, cuối cùng là bà Thổ sẽ mặc áo choàng vàng. Chính vì thế, dựa vào màu áo có thể dễ dàng phân biệt được đâu là vị nương nương phù hộ cho lĩnh vực nào.
Nghi lễ thờ cúng tượng mẹ ngũ hành nương nương
Ngày vía bà ngũ hành là ngày 19 tháng 3 âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng muộn hơn, vào ngày 23 tháng 3. Vào kỳ lễ vía, các miếu Bà thường phải mời bóng rỗi đến hát tế, múa dâng bông,…Tuy nhiên, trước đó, người dân phải tiến hành lau chùi, sửa sơn, thay áo, thay mũ mới cho các pho tượng bà. Nghi thức này được gọi là nghi thức đắp y cho tượng bà.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, người ta vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà thì cứ nhờ người trông miếu tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ lễ vía tháng 3 âm lịch. Điều này mang đến thuận tiện cho người thờ cúng, chỉ cần phát tâm là có thể tiến hành thờ cúng các bà.
Đặc biệt, mỗi khi có ngày hội vía bà là dịp những người trong xóm chung vui, tụ họp. Không những có được niềm vui nét đẹp của việc bận rộn, cúng kiếng mà đa số người dân còn háo hức xem múa bóng rỗi và diễn các trò tạp kỹ.
Kết luận, tục thờ Tượng Mẹ Ngũ Hành Nương Nương là một dạng tín ngưỡng dân gian trên cơ sở tiếp thu triết lý Ngũ Hành. Việc thờ phụng các bà nhằm cầu mong các bà phù hộ cho gia đạo được bình an, việc làm ăn kinh doanh được thuận lợi, cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn. Nếu đang có ý định thờ bộ tượng ngũ hành này thì còn chần chừ gì mà không tham khảo những thông tin trên. Hi vọng với những kiến thức về bộ tượng ngũ hành nương nương giúp quý khách hàng có được thông tin cần thiết.
Mọi người tham khảo thêm các tượng nhà mẫu đẹp:
- Tượng 2 cô quỳnh cô quế
- Tượng mẹ ngũ hành nương nương
- Tượng tam vị chúa mường đẹp
- Tượng bà chúa thác bờ
- Tượng tứ phủ thánh cậu đẹp
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng |
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội |
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang |
Hotline: 094.533.0463 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.